VÁN MDF BRAND TALACO

Ván mdf không còn là vật liệu xa lạ với người dùng vì vật liệu này hiện hữu phần lớn trong nội thất gia đình Việt. MDF (medium density fiberboard) là loại ván sợi gỗ mịn có tỷ trọng trung bình khác vớ

Ván MDF là gì

Ván mdf không còn là vật liệu xa lạ với người dùng vì vật liệu này hiện hữu phần lớn trong nội thất gia đình Việt. MDF (medium density fiberboard) là loại ván sợi gỗ mịn có tỷ trọng trung bình khác với loại ván hdf có tỷ trọng và mật độ cao. Dưới đây là các tính chất vậy lý của ván mdf đo lường bởi Trung Tâm 3. + Sai lệch so với kích thước - Đối với chiều dày từ 1,8 mm đến 19 mm: ± 0,2 mm - Đối với chiều dày lớn hơn 19 mm: ± 0,3 - Chiều dài, chiều rộng: ± 2, nhưng không vượt quá ± 5 mm - Độ vuông góc, mm/m, không lớn hơn 2mm - Độ thẳng của cạnh, mm/m, không lớn hơn 1,5mm + Độ ẩm: Từ 8 đến 12 % + Lực bám giữ đính vít: Trên bề mặt 950N, trên mặt cạnh 650N + Hàm lượng formaldehyde theo phương pháp chiết (Perforator): Loại E1: ≤ 9 mg/100g, loại E2: ≤ 30 mg/100g + Tỷ trọng ( kg/m 3) + Độ bến uốn gãy (MOR) (đơn vị MPa) + Modul uốn (MOE) ( đơn vị MPa) + Độ bền liên kết nội (đơn vị MPa) + Độ hấp thụ nước ( %)

​NGUỒN GỐC - LỊCH SỬ VÁN MDF

Ván MDF có nguồn gốc từ Mỹ sau năm 1950. Ban đầu nó được sản xuất làm vật liệu cách âm, quảng cáo, loa thùng nhưng về sau ván mdf được tùy biến nhiều dang bề mặt ứng dụng rất tốt trong sản xuất nội thất. Ván MDF trở thành vật liệu hái ra tiền của hàng nghìn nhà máy và công nghệ sản xuất được phát triển ra khắp thế giới. Tùy theo qui mô sản xuất và đặc thù của từng nhà máy mà cho ra những sản phẩm có chất lượng khác nhau.

​THÀNH PHẦN VÁN MDF

​Trong thành phần ván mdf có chứa 80-85% bột gỗ, bột gỗ này thường là các loại cây trồng rừng như keo tràm, cao su, bạch dương đã được khai thác làm gỗ nguyên liệu. Những thành phần bỏ đi như cành, thân hư hại được mang về nhà máy băm thành bột gỗ. 7- 9% keo dính, 6-8% nước và 0,5 - 1% sáp pariffin với độ chịu lực dao động từ 600kg – 900kg/ m3.

>> Nguồn: https://www.vanmdf.net/van-mdf.html

Last updated